Làm sao ngăn cơn giận, cơn sân hận của mình là chuyện khó khăn. Ai cũng có thể nói được, cũng khuyên được, cũng biết là không nên, là chỉ thiệt cho mình... Nhưng nói thì dễ, làm mới khó. Hôm nay lại nổi giận...
Tự nhủ lòng phải ráng tập, ráng tập từ từng chuyện nhỏ.
Hít thật sâu vào, thở ra thật chậm và chỉ nghĩ đến hơi thở của mình...
Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016
Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016
Control the view point of the viewer
Bài viết hay của một người đi trước, tuanlionsg, có những điều đã biết, nhưng vẫn không thừa khi đọc lại.
"Mỗi bức ảnh đều thể hiện một góc nhìn của người chụp về một sự vật, sự việc hoặc một hiện tượng cụ thể nào đó diễn ra trước mắt người chụp. Vậy, làm thế nào để người xem bức ảnh đó có được cảm nhận đúng như cái mà người chụp "nhìn thấy" và cảm nhận? Hay nói cách khác là người xem ảnh như có được cùng một góc nhìn của người chụp? Người xem bức ảnh như đang đứng ở đúng vị trí của người chụp? Câu trả lời đó chính là bố cục ảnh".
Chữ “bố cục” (composition) không chỉ áp dụng đối với các nghệ thuật tạo hình, nhưng còn với âm nhạc, khiêu vũ, văn chương và hầu như với bất kỳ loại hình nghệ thuật nào khác. Trong một số lĩnh vực, như viết lách, từ ngữ "bố cục" (theo nghĩa là sắp đặt bố trí) có thể không được dùng rộng rãi, nhưng dù sao cũng phù hợp. Nói chung, từ ngữ “bố cục” có hai ý nghĩa riêng biệt, nhưng gắn liền với nhau.
Trước hết, chữ “bố cục” mô tả việc sắp xếp các đối tượng và thành phần liên quan trong một tác phẩm nghệ thuật. Như vậy, bố cục là một khía cạnh chủ yếu của một tác phẩm nghệ thuật đẹp. Hầu như không thể nêu bật được hết tầm quan trọng của bố cục.
Bất kỳ nghệ sĩ nào cũng phải chú tâm đến bố cục cho tác phẩm của họ. Một bố cục được gọi là hay khi có đầy đủ chi tiết. Sẽ là dở khi có quá ít yếu tố, vì như thế sẽ làm cho tác phẩm mất đi chi tiết cần thiết để có thể đưa ra được lời diễn giải với người xem. Điều này cũng làm hỏng sự cân đối của một bức ảnh. Ngược lại, có quá nhiều yếu tố trong tác phẩm thì cũng có thể dễ gây mất tập trung, phân tán sự nhìn của người xem. Bố cục tốt đòi hỏi sự cân đối tốt.
Như vậy, hãy bảo đảm mọi yếu tố cần thiết phải có mặt, hay nói cách khác cái có mặt thì phải cần thiết cho ý tưởng hoặc câu chuyện mà bạn đang tìm cách diễn đạt ngay trong tác phẩm của mình.
"Mỗi bức ảnh đều thể hiện một góc nhìn của người chụp về một sự vật, sự việc hoặc một hiện tượng cụ thể nào đó diễn ra trước mắt người chụp. Vậy, làm thế nào để người xem bức ảnh đó có được cảm nhận đúng như cái mà người chụp "nhìn thấy" và cảm nhận? Hay nói cách khác là người xem ảnh như có được cùng một góc nhìn của người chụp? Người xem bức ảnh như đang đứng ở đúng vị trí của người chụp? Câu trả lời đó chính là bố cục ảnh".
Chữ “bố cục” (composition) không chỉ áp dụng đối với các nghệ thuật tạo hình, nhưng còn với âm nhạc, khiêu vũ, văn chương và hầu như với bất kỳ loại hình nghệ thuật nào khác. Trong một số lĩnh vực, như viết lách, từ ngữ "bố cục" (theo nghĩa là sắp đặt bố trí) có thể không được dùng rộng rãi, nhưng dù sao cũng phù hợp. Nói chung, từ ngữ “bố cục” có hai ý nghĩa riêng biệt, nhưng gắn liền với nhau.
Trước hết, chữ “bố cục” mô tả việc sắp xếp các đối tượng và thành phần liên quan trong một tác phẩm nghệ thuật. Như vậy, bố cục là một khía cạnh chủ yếu của một tác phẩm nghệ thuật đẹp. Hầu như không thể nêu bật được hết tầm quan trọng của bố cục.
Bất kỳ nghệ sĩ nào cũng phải chú tâm đến bố cục cho tác phẩm của họ. Một bố cục được gọi là hay khi có đầy đủ chi tiết. Sẽ là dở khi có quá ít yếu tố, vì như thế sẽ làm cho tác phẩm mất đi chi tiết cần thiết để có thể đưa ra được lời diễn giải với người xem. Điều này cũng làm hỏng sự cân đối của một bức ảnh. Ngược lại, có quá nhiều yếu tố trong tác phẩm thì cũng có thể dễ gây mất tập trung, phân tán sự nhìn của người xem. Bố cục tốt đòi hỏi sự cân đối tốt.
Như vậy, hãy bảo đảm mọi yếu tố cần thiết phải có mặt, hay nói cách khác cái có mặt thì phải cần thiết cho ý tưởng hoặc câu chuyện mà bạn đang tìm cách diễn đạt ngay trong tác phẩm của mình.
- tuanlionsg -
Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016
Bài học trên hành trình nhiếp ảnh (4)
(lời khuyên của Martin Gommel - nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Đức)
Digital Photography
School
4. Cuộc
sống & Học tập:
-
Làm quen
với những tay chơi ảnh có hiểu biết, ta sẽ học được nhiều điều.
-
Tham gia
vào các cộng đồng người chơi ảnh.
-
Tìm
người có kinh nghiệm hướng dẫn, chỉ bảo.
-
Cống
hiến cho nhiếp ảnh nhưng cũng đừng hành hạ bản thân quá mức.
-
Tìm
người nhận xét cho các bức ảnh mình chụp và học cách chấp nhận bị phê phán.
-
Hãy đọc
sách về nhiếp ảnh nhiều hơn nữa
-
Hãy lập
nhật ký điên tử (blog) về ảnh và nhiếp ảnh.
- Thường
xuyên xem lại đống ảnh bạn đã chụp. Thời gian chơi ảnh càng dài thì đống ảnh cũ
càng có giá trị.
-
Bỏ những
thói quen lười nhác. Sự sáng tạo chỉ có được sau khi có ý thức kỷ luật.
-
Tài năng là thứ không có bắt đầu và cũng chẳng có kết thúc
-
Tầm nhìn là thứ giúp ta khác biệt giữa đám đông
- Một
trong những yếu tố then chốt cho sự thành công lâu dài là cách suy nghĩ sáng
tạo không đi vào lối mòn
-
Mọi
người đều phải bắt đầu từ những điều nhỏ bé.
-
Chuẩn bị sẵn sàng nhận các chê bai chỉ trích, không có đóng góp
thì không có tiến bộ
-
Bước ra khỏi vùng an toàn, nếu bạn muốn tiến bộ
-
Tỏ lòng
biết ơn những lời nhận xét dài và có suy nghĩ đối với những bức ảnh của bạn
-
Cộng
đồng nào cũng có lúc thăng trầm. Đừng bao giờ trở nên quá khích.
-
Bao giờ
cũng có người không thích những việc bạn đang làm.
Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016
Bài học trên hành trình nhiếp ảnh (3)
(lời khuyên của Martin
Gommel - nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Đức)
3. Quan
niệm:
- Quan
điểm của bạn về nhiếp ảnh đóng vai trò rất quan trọng.
- Chiếc
máy ảnh chỉ là công cụ, còn chính bạn, chính mắt thẩm mỹ, sự sáng tạo và kỹ
năng mới là những yếu tố cốt yếu giúp bạn có được tấm ảnh đẹp. Dù chiếc máy ảnh
có hiện đại tới đâu, bạn mới là người chụp ảnh
- Có máy
ảnh tốt chưa chắc đã bảo đảm chụp được ảnh đẹp.
- Người
chụp mới làm nên chuyện, máy ảnh không phải yếu tố quyết định.
- Chiếc máy ảnh tốt nhất là chiếc máy ảnh bạn có
- Khi muốn mua máy ảnh mới, hãy nghĩ mình đã làm được gì với máy ảnh
cũ
- Đầu tư vào ống kính thì có lợi hơn máy ảnh
- Nhiếp
ảnh không bao giờ lãng phí thời gian.
- Máy ảnh là chiếc gương phản chiếu người cầm, nhưng có thêm bộ nhớ
- Xác định
thực tế mình luôn tự đánh giá quá cao bản thân.
- Đừng bao
giờ so bì với người khác.
- Đi tìm
phong cách riêng cho mình.
- Đừng cố
bắt chước phong cách của người khác.
- Đứng bao giờ thay đổi phong cách để làm hài lòng tất cả
- Tìm hiểu
những thứ bạn cho là đẹp.
- Thiết bị
tốt nhất chính là những thiết bị bạn đang có.
- “Ảnh
đẹp” không phải là lời nhận xét có giá trị lắm.
- “Tuyệt
đẹp” cũng không phải là lời nhận xét có giá trị. Cố gắng nêu cụ thể điều gì bạn
thích hay không thích về một bức ảnh.
- Đừng
nghĩ ngợi những điều người khác có thể bình phẩm về bức ảnh của bạn. Nếu bạn
thích một bức ảnh nào đó tức là bức ảnh đó đáng đem đăng.
- Đừng bao
giờ tự giày vò bản thân vì những sai lầm. Học từ sai lầm, nhìn về phía trước,
đừng nhìn về phía sau.
- Không sợ
phạm sai lầm. Càng mắc nhiều sai lầm càng học được nhiều điều.
- Nếu có
một ý tưởng nhưng bạn còn ngần ngại thì nên cứ thử xem sao. Khi nghi ngờ bao
giờ cũng nên bấm máy.
- Henri
Cartier-Benson nói rất đúng: “10 nghìn bức ảnh đầu tiên là những bức ảnh tồi
nhất của bạn”.
- Hãy suy
nghĩ thoáng hơn, sưu tầm các ý tưởng mới trên các bức ảnh khác nhau và tự hỏi:
“Sao lại không?”
- Một
trong những yếu tố then chốt cho sự thành công lâu dài là cách suy nghĩ sáng
tạo không đi vào lối mòn
- Hài lòng
với những tiến bộ nhỏ.
- Đừng so ảnh gốc của mình với ảnh hậu kỳ của người khác
- Người chụp đẹp là người biết giấu ảnh chụp xấu
- Chụp ảnh không ra như ý thì ít ra cũng có được thêm kinh nghiệm
(còn tiếp)
Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016
Ghi lại để nhớ (2)
Càng đọc càng tâm đắc. Ghi lại để nhớ.
Có thể từ trước đến nay bạn vẫn chưa hài lòng với
những tấm ảnh mình chụp. Bạn nghĩ rằng tác phẩm xuất sắc nhất của mình sẽ được
thực hiện… trong tương lai. Tuy nhiên, một lúc nào đấy bạn sẽ thấy tấm ảnh mình
chụp trong quá khứ trở nên có giá trị. Trên thực tế, có rất nhiều người có
những tấm ảnh giá trị mà họ không biết. Cho đến một ngày họ nhận ra giá trị của
tấm ảnh khi con mắt nghệ thuật của họ trở nên lành nghề hơn.
Tấm hình minh họa ở trên được tác giả người Pháp gốc Việt Olivier Duong chụp cách đây đã 10 năm. Lúc đó anh mới cầm máy đi chụp và không nghĩ rằng sau này mình sẽ trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Những tấm ảnh anh chụp 10 năm trước đã bị lãng quên trong một thời gian dài. Cho đến một ngày khi xem lại những bức ảnh thời mới chập chững vào nghề, anh mới nhận ra một vài tấm ảnh rất có giá trị.
Lời khuyên: Ảnh cũng giống như rượu vang, càng để lâu càng ngon. Nhưng bạn sẽ phải đào bới để tìm lại chúng.
5. Chụp bằng trái tim
Đa phần những người cầm máy đều biết cách đặt khẩu độ, thiết lập ISO, biết cách làm chủ ánh sáng. Nhưng khi nhìn vào tấm ảnh của họ, bạn sẽ thấy chúng thiêu thiếu một cái gì đó. Chính là yếu tố “trái tim”! Họ đã không có được cảm xúc mãnh liệt khi chụp những tấm ảnh đó.
Nghệ thuật nhiếp ảnh không phải là ghi lại những gì đang diễn ra trên thế giới, mà đó là ghi lại cảm xúc ở trong tim người chụp. Người chụp phải thể hiện được cái tôi của mình trong tấm ảnh.
Lời khuyên: Bấm máy theo cảm xúc của bạn, bức ảnh sẽ sống động hơn
6. Bạn ít bị phụ thuộc vào thiết bị hơn bạn nghĩ
Đối với một nhiếp ảnh gia, thiết bị không phải là yếu tố quá quan trọng để có được một bức ảnh đẹp. Điều cốt yếu là óc thẩm mỹ và sự sáng tạo của người chụp. Gần như tất cả các tấm ảnh mình họa ở trên được chụp bằng máy ảnh bỏ túi. Thậm chí có những tấm ảnh tác giả đã chụp bằng điện thoại.
Nhiếp ảnh cũng giống như trò chơi xếp hình. Mặc dù bị giới hạn bởi các miếng ghép nhưng với sự sáng tạo người ta có thể tạo ra một tác phẩm đẹp đẽ. Một hình ảnh so sánh khác: nếu con người đã có sẵn đôi cánh thì sẽ chẳng bao giờ phát minh ra máy bay?
Lời khuyên: Dù bạn sở hữu loại máy ảnh gì, thì hãy sử dụng nó một cách sáng tạo. Nếu bạn được “trang bị đến tận răng”, bạn sẽ không thể nghĩ được điều gì.
7. Đừng đòi hỏi sự hoàn hảo trong kỹ thuật
Có thể khi học về nhiếp ảnh bạn được dạy làm cách nào để có độ phơi sáng chuẩn xác, làm cách nào để lấy nét, để có độ sâu của trường ảnh v.v… Tuy nhiên, bạn có biết rằng những tấm ảnh mang tính biểu tượng nhất thế giới lại được chụp với kỹ thuật không hoàn hảo.
Chẳng hạn như tấm ảnh quân Đồng minh đổ bộ lên bãi biển Normandy năm 1944 được chụp bởi nhiếp ảnh gia Robert Capa có những hình ảnh rất mờ, hay như tấm ảnh Alberto Korda chụp Che Guevara trên một nền trời màu trắng.
Đôi khi chất lượng nghệ thuật của một tấm ảnh lại
khỏa lấp sự không hoàn hảo trong kỹ thuật chụp, cho nên đừng quá cầu kỳ khắt
khe với kỹ thuật. Người Nhật có một khái niệm là “Wabi sabi” có nghĩa là “Vẻ
đẹp nằm trong sự không hoàn hảo”.
Lời khuyên: Đừng quá quan tâm đến sự hoàn hảo trong kỹ thuật, hãy tập trung vào cảm xúc.
8. Hãy nghĩ đến việc tạo ra tấm ảnh, chứ không phải là chụp ảnh đơn thuần
Nếu bạn muốn trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, bạn cần phải thực hiện một bước chuyển đổi từ “Chụp ảnh” sang “Tạo ra tác phẩm nhiếp ảnh”. Khi đưa máy ảnh lên để chụp, bạn cần trả lời câu hỏi: “Bạn sẽ tạo ra một tấm ảnh là bản sao của những gì diễn ra trước ống kính?” hay là “Những gì ở trước ống kính là điểm khởi đầu để giao tiếp với tâm hồn bạn?”.
“Chụp ảnh” là thuật ngữ dành cho những người sở hữu máy ảnh. Còn các nhiếp ảnh gia, họ sẽ “tạo ra tấm ảnh”.
Tấm ảnh trên được nhiếp ảnh gia Olivier Duong thực hiện khi đang ngồi trong quán cafe. Anh chợt nhìn thấy tà váy này bay phấp phới trước mặt. Trong 1 giây, Olivier đã tưởng tượng mình đang ở trên thiên đường và ngắm nhìn một thiên thần trước mặt. Tấm ảnh này đã cho thấy những rung động của Olivier chứ không phải là tấm ảnh chụp một tà váy.
Lời khuyên: hãy nghĩ như một họa sỹ. Hãy tạo ra thứ gì đó thay vì ghi lại nó.
4. Coi công việc của bạn
như rượu vang
Tấm hình minh họa ở trên được tác giả người Pháp gốc Việt Olivier Duong chụp cách đây đã 10 năm. Lúc đó anh mới cầm máy đi chụp và không nghĩ rằng sau này mình sẽ trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Những tấm ảnh anh chụp 10 năm trước đã bị lãng quên trong một thời gian dài. Cho đến một ngày khi xem lại những bức ảnh thời mới chập chững vào nghề, anh mới nhận ra một vài tấm ảnh rất có giá trị.
Lời khuyên: Ảnh cũng giống như rượu vang, càng để lâu càng ngon. Nhưng bạn sẽ phải đào bới để tìm lại chúng.
5. Chụp bằng trái tim
Đa phần những người cầm máy đều biết cách đặt khẩu độ, thiết lập ISO, biết cách làm chủ ánh sáng. Nhưng khi nhìn vào tấm ảnh của họ, bạn sẽ thấy chúng thiêu thiếu một cái gì đó. Chính là yếu tố “trái tim”! Họ đã không có được cảm xúc mãnh liệt khi chụp những tấm ảnh đó.
Nghệ thuật nhiếp ảnh không phải là ghi lại những gì đang diễn ra trên thế giới, mà đó là ghi lại cảm xúc ở trong tim người chụp. Người chụp phải thể hiện được cái tôi của mình trong tấm ảnh.
Lời khuyên: Bấm máy theo cảm xúc của bạn, bức ảnh sẽ sống động hơn
6. Bạn ít bị phụ thuộc vào thiết bị hơn bạn nghĩ
Đối với một nhiếp ảnh gia, thiết bị không phải là yếu tố quá quan trọng để có được một bức ảnh đẹp. Điều cốt yếu là óc thẩm mỹ và sự sáng tạo của người chụp. Gần như tất cả các tấm ảnh mình họa ở trên được chụp bằng máy ảnh bỏ túi. Thậm chí có những tấm ảnh tác giả đã chụp bằng điện thoại.
Nhiếp ảnh cũng giống như trò chơi xếp hình. Mặc dù bị giới hạn bởi các miếng ghép nhưng với sự sáng tạo người ta có thể tạo ra một tác phẩm đẹp đẽ. Một hình ảnh so sánh khác: nếu con người đã có sẵn đôi cánh thì sẽ chẳng bao giờ phát minh ra máy bay?
Lời khuyên: Dù bạn sở hữu loại máy ảnh gì, thì hãy sử dụng nó một cách sáng tạo. Nếu bạn được “trang bị đến tận răng”, bạn sẽ không thể nghĩ được điều gì.
7. Đừng đòi hỏi sự hoàn hảo trong kỹ thuật
Có thể khi học về nhiếp ảnh bạn được dạy làm cách nào để có độ phơi sáng chuẩn xác, làm cách nào để lấy nét, để có độ sâu của trường ảnh v.v… Tuy nhiên, bạn có biết rằng những tấm ảnh mang tính biểu tượng nhất thế giới lại được chụp với kỹ thuật không hoàn hảo.
Chẳng hạn như tấm ảnh quân Đồng minh đổ bộ lên bãi biển Normandy năm 1944 được chụp bởi nhiếp ảnh gia Robert Capa có những hình ảnh rất mờ, hay như tấm ảnh Alberto Korda chụp Che Guevara trên một nền trời màu trắng.
Lời khuyên: Đừng quá quan tâm đến sự hoàn hảo trong kỹ thuật, hãy tập trung vào cảm xúc.
8. Hãy nghĩ đến việc tạo ra tấm ảnh, chứ không phải là chụp ảnh đơn thuần
Nếu bạn muốn trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, bạn cần phải thực hiện một bước chuyển đổi từ “Chụp ảnh” sang “Tạo ra tác phẩm nhiếp ảnh”. Khi đưa máy ảnh lên để chụp, bạn cần trả lời câu hỏi: “Bạn sẽ tạo ra một tấm ảnh là bản sao của những gì diễn ra trước ống kính?” hay là “Những gì ở trước ống kính là điểm khởi đầu để giao tiếp với tâm hồn bạn?”.
“Chụp ảnh” là thuật ngữ dành cho những người sở hữu máy ảnh. Còn các nhiếp ảnh gia, họ sẽ “tạo ra tấm ảnh”.
Tấm ảnh trên được nhiếp ảnh gia Olivier Duong thực hiện khi đang ngồi trong quán cafe. Anh chợt nhìn thấy tà váy này bay phấp phới trước mặt. Trong 1 giây, Olivier đã tưởng tượng mình đang ở trên thiên đường và ngắm nhìn một thiên thần trước mặt. Tấm ảnh này đã cho thấy những rung động của Olivier chứ không phải là tấm ảnh chụp một tà váy.
Lời khuyên: hãy nghĩ như một họa sỹ. Hãy tạo ra thứ gì đó thay vì ghi lại nó.
Digital
Photography School
Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2016
Ghi lại để nhớ.
Mỗi ngày đọc được điều gì hay, hoặc điều gì mình đã biết nhưng hay quên, thì cần ghi lại "những bài học dọc đường đi" này.
1. Đừng đứng chụp ảnh như bình thường
Những bức ảnh đứng
chụp từ ngang tầm mắt khi người chụp đứng bình thường trên mặt đất là những bức
ảnh nhàm chán nhất. Vì những khung cảnh bình thường như nhau ai cũng chụp cả
rồi, vì đa phần đó là kiểu “tiện tay chụp, không suy nghĩ.”
Thử nghiệm chính là
một nửa niềm vui của việc chụp ảnh khi tôi có thể di chuyển lại gần, ra xa,
ngồi xuống, nằm xuống, sang trái, sang phải, trèo lên cây, thay ống kính với
tiêu cự khác… Sức mạnh của máy kỹ thuật số nằm ở chính sự vô tận của thử nghiệm
để học hỏi, để làm mình tiến bộ hơn. Chỉ cần những góc thú vị thì những cảnh
bình thường cũng có thể trở nên mới lạ và hấp dẫn.
2. Đừng sợ sai lầm và phê bình
Không
ai trở thành vĩ đại trong một đêm, một tuần, một tháng, một năm hay thậm chí
mười năm. Tôi không nghĩ có khái niệm thiên tài hay bẩm sinh tuyệt đối trong
nhiếp ảnh như những lĩnh vực khác như nhạc, họa – tất cả đều quăng quật mình
vào những thử nghiệm vô định, cũng mò mẫm từng tí một, cũng nản lòng mỗi khi
thất bại hay vui sướng tột độ khi thành công.
Cái
phân biệt họ với những người bình thường khác là họ không bao giờ dừng lại. Chỉ
khi đối mặt với thử thách cao nhất con người mới có thể mình lên một tầm cao
mới và hơn nữa.
Nhiếp ảnh cũng giống như tập thể hình, nếu không đẩy những thử thách mức tạ của
mình đến mức không nâng nổi nữa (set to failure), cơ bắp sẽ không phát triển
được.
Đừng
để những thử nghiệm ấy của mình nằm phủi bụi một chỗ, mà hãy để cho những người
bạn, những người cùng yêu ảnh có kinh nghiệm góp ý và nhận xét, họ sẽ có những
góc nhìn và bình luận khách quan hơn chính chúng ta. Miễn là bạn cầu thị, họ
xây dựng và đừng để những sai sót tiêu cực làm nản lòng khiến ta bỏ cuộc.
3.
Đừng ngại tiếp nhận cảm hứng và bắt chước
Mặc
ai nói gì thì nói, với tôi tiếp nhận cảm hứng và bắt chước một nhiếp ảnh gia
bạn yêu thích là một phần quan trọng của quá trình học hỏi, miễn là chúng ta
đừng mắc kẹt trong cái vòng luẩn quẩn ấy quá lâu. Trong quá khứ và kể cả hiện
tại, tôi nhận ra rằng có những nhiếp ảnh gia tôi đã hết thích vì gu, mắt thẩm
mỹ của mình đã dần thay đổi, định hình thành một thứ riêng – nhưng cũng có
những người tôi vẫn khâm phục và say mê ảnh của họ.
Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2016
Đừng quá căng thẳng về chuyện máy móc
Hôm
nay lại có thêm một người bạn, một đồng nghiệp nói với mình rằng máy chụp hình
ở nhà là loại cũ, ngại đi quá, chắc chừng nào mua máy mới rồi đi off với anh
em.
Điều này không mới. Nói
cho cùng, máy móc quan trọng thật, nhưng đấy là với những người chuyên nghiệp!
Họ cần khẳng định thương hiệu với khách hàng bằng những đồ nghề tốt và có danh
tiếng, họ cần sự ổn định và chắc chắn, không bao giờ sai sót của những hãng
lớn, dòng máy đắt tiền, họ cần những chức năng đặc biệt để dùng trong những
công việc đặc biệt mà người dùng nghiệp dư không bao giờ phải bận tâm tới... Có
máy tốt, đồng ý là bạn sẽ dễ dàng hơn khi chụp một số loại ảnh nào đó, nhưng
bạn sẽ lười học hỏi hơn…
Nhưng
bạn có bao giờ khen món ăn ngon là nhờ bộ đồ nấu bếp xịn, hay thậm chí chỉ cần
mua thịt cá rau củ đắt tiền ở cửa hàng danh tiếng là nấu cách nào cũng thành
món ăn ngon?
Điều cốt yếu tạo ra tấm ảnh đẹp chính là cái nằm sau máy ảnh vài cm, câu này các bậc tiền bối đã nói.
Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016
Nhiếp ảnh - nguồn nuôi dưỡng cảm xúc, nuôi dưỡng yêu thương
“Photography is a way of feeling, of touching, of loving. What you have caught on film is captured forever... it remembers little things, long after you have forgotten everything.”
“Nhiếp ảnh là một phương cách để cảm nhận, để sờ chạm, để yêu thương. Cái mà bạn bắt được trên phim sẽ được thu nhận mãi mãi… nó nhớ cả những điều nhỏ nhặt, rất lâu sau khi bạn đã lãng quên tất cả”
Nhiếp ảnh gia Aaron Siskind (1903-1991)
“Nhiếp ảnh là một phương cách để cảm nhận, để sờ chạm, để yêu thương. Cái mà bạn bắt được trên phim sẽ được thu nhận mãi mãi… nó nhớ cả những điều nhỏ nhặt, rất lâu sau khi bạn đã lãng quên tất cả”
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)