Hôm nay đọc được bài viết hay quá, rất nhiều
điều đúng, của Eric
Kim - một nhiếp ảnh gia Hàn Quốc chuyên nghiệp theo hướng "Nhiếp ảnh Đường
phố". Anh đề xuất một
hướng chụp ảnh riêng cho chính bản thân và gợi ý cho nhiều người khác. Đó là đề
cao mục đích chụp hình là vì cá nhân và cuộc sống cho chính bản thân mình, và
chấp nhận từ bỏ vài thói quen về mục đích và cách sử dụng ảnh
Đây chỉ là một đề xuất cá nhân của nhiếp ảnh
gia Eric Kim, bộc lộ phần nào giới hạn của chụp ảnh phong trào, không đi liền
với chính cuộc sống của chính mình. Và, Eric Kim đề nghị một số cách thay đổi
tư duy của các bạn trẻ.
“Bạn thân mến,
Tôi muốn đề xuất một hướng nhiếp ảnh gọi là
“Personal Photography”
Hãy xem lá thư này như một cách để tôi trắc
nghiệm một số ý tưởng, và chia sẻ những ý tưởng này với bạn.
Đừng để ý đến những gì người khác làm
Tôi xin phép phác họa những nguyên nhân sâu thẳm
nhất dẫn đến nỗi khổ tâm của nhiều người chụp ảnh :
- Cảm thấy thiết bị của mình không đủ tốt.
- Không có đủ người ủng hộ trên mạng.
- Không có người đánh giá cao tác phẩm.
- Không kiếm sống được từ việc chụp ảnh.
- Không có thời gian để đi chụp ảnh.
Trước hết, ý tưởng về “Personal Photography”
của tôi bắt nguồn từ Anders Peterson – người tự xem thể loại chụp ảnh của ông
như là “tư liệu cá nhân” – hơn cả việc dùng tư liệu để dẫn chứng về cuộc sống
của người khác, ông dẫn chứng bằng chính cuộc đời mình. Ông tạo ra cho mình kho
tư liệu từ các bè bạn, những người lạ ông gặp gỡ, và không giới hạn những gì
ông muốn chụp.
“Personal Photography” không hẳn là thờ ơ trước
việc chụp ảnh của người khác – nhưng chỉ cần tập trung vào việc chụp ảnh của
riêng mình.
Ngắt kết nối
Để bắt đầu, hãy tạm ngắt kết nối với mọi phương
tiện truyền thông xã hội. Vâng, tất cả mọi phương tiện truyền thông xã hội. Tạm
ngưng việc tải các bức ảnh của mình lên Facebook, Flickr, Instagram, Tumblr,
Google+, hoặc bất cứ trang mạng xã hội nào khác mà bạn đang sử dụng.
Tại sao ?
Tôi không có ý nói bạn đừng chia sẻ các bức ảnh. Hãy chia sẻ một
cách riêng tư hơn – diện đối diện với các bạn bè, gia đình, và những đồng
nghiệp thân cận.
Việc mà tôi không định động viên ở đây là chia
sẻ các bức ảnh của mình với những người lạ ngẫu nhiên trên mạng internet, để
chỉ nhằm mục đích có thêm hàng loạt những “like”, những “comment” thảo luận về
ảnh chụp của bạn (chỉ để mong có thêm nhiều người ủng hộ, người xem, bình luận,
v.v…) và tham gia vào “guồng quay của mạng xã hội” – tìm mọi cách để có thêm
nhiều sự chú ý hơn nữa trên internet.
Để rồi sao? Để rồi vỗ ngực rằng tôi ư? Tôi là
một người không cần phải ý tứ; tôi muốn có được sự chú ý. Mục tiêu hàng đầu của
tôi trong việc chụp ảnh là trở nên “nổi tiếng” – và kiếm sống nhờ vào việc chụp
ảnh. Giờ thì tôi đủ sung sướng vì mình “nổi tiếng” rồi – Tôi được mọi người
nhận ra trên đường phố, tôi có một số lượng đáng kể những người ủng hộ trên
mạng, và blog của tôi trở thành “blog chụp ảnh đường phố” số 1 trên internet.
Tôi nhận được những chiếc máy ảnh miễn phí từ các công ty, được đi du lịch khắp
nơi và tạo được một cuộc sống thoải mái qua việc giảng dạy trong các hội thảo
về nhiếp ảnh đường phố.
Thế rồi sao? Tôi vẫn chưa mãn nguyện. Tôi còn
muốn hơn nữa. Tôi muốn có thêm máy ảnh, muốn có thêm nhiều tiền. Tôi muốn có
nhiều người ủng hộ hơn. Tôi muốn mình có nhiều ảnh hưởng hơn. Tôi muốn có nhiều
xe xịn, nhiều áo quần thời thượng và một ngôi nhà xinh xắn. Tôi muốn thành
triệu phú, mẹ kiếp – tôi còn muốn làm tỉ phú cơ. Chẳng gì có thể thỏa mãn được
lòng tham của tôi.
Thật điên rồ! Tôi phải cắt đứt những ý tưởng
điên rồ ấy bằng cách nào đây ? Hãy ngắt kết nối.
Tôi cố tình không sử dụng các mạng xã hội (tất tần tật,
kể cả thư điện tử) vào tuần trước, và lâu lắm rồi, đây mới là lần đầu tiên tôi
cảm thấy mình thanh thản. Tôi cảm thấy mình như “được giải độc khỏi truyền
thông xã hội” (kiểu như một người cai nghiện rượu hoặc ma túy thành công). Rốt
cục tôi có thể hoàn toàn hiện diện bên cạnh gia đình, bạn bè và những người
thân yêu.
Hơn nữa, tôi không còn chụp ảnh theo lối suy
nghĩ, “Sẽ có được bao nhiêu người thích”.
Tôi cũng chấm dứt kiểu chụp những bức ảnh mà
chẳng hề quan tâm có nên xem lại chúng hay không.
Tôi chụp là vì muốn chụp, chứ không phải vì hy
vọng được chia sẻ chúng trên mạng.
Vậy thế nào là quan điểm về việc chụp một bức
ảnh mà không bao giờ chia sẻ nó, thậm chí chỉ để cho một mình mình xem ?
Nhiếp ảnh = Cuộc sống
Với tôi, tôi cho rằng nhiếp ảnh là cuộc sống.
Cuộc sống là nhiếp ảnh. Cả hai tương liên với nhau. Bạn không thể tách rời
chúng riêng rẽ.
Mục tiêu đầu tiên trong cuộc đời là sống một
cuộc sống tốt đẹp. Nhiếp ảnh đúng là một phần của việc sống tốt.
Với tôi, tôi thích chụp ảnh bởi vì nó nâng cao
trải nghiệm của tôi – tôi cảm thấy mình hiện diện trọn vẹn hơn, tôi trân trọng
những phần tục lụy nhỏ bé trong ngày sống (Cindy uống một tách cà phê, tôi dùng
một ly espresso đậm đà hương vị, hoặc Cindy sẵn sàng cùng tôi ra khỏi nhà).
(Tất cả những thứ đó đều là những chuyện hết sức riêng tư mà, nói môt cách
trung thực, chẳng ai đưa ra thứ vớ vẩn như vậy. Nhưng tôi lại đưa ra đấy. Tôi
đưa ra “vô số” những thứ vớ vẩn.) * (These are all very personal things that
honestly— nobody else gives a fuck about. But I give a fuck. I give a “lot” of
fucks.) "Đây đều là những điều mang tính cá nhân và thực sự là chẳng
ai thèm quan tâm đến. Nhưng cá nhân tôi lại để tâm đến chúng, rất để tâm là đằng
khác".

Một khi nằm trên giường hấp hối, tôi sẽ không
quan tâm đến bất cứ bức ảnh nào mình đã chụp người lạ trên đường phố. Tôi chỉ
quan tâm những bức mình đã chụp những người thân yêu mà thôi.
Hãy hình dung về giới hạn của cuộc sống
Tôi có một quy tắc riêng – bất cứ khi nào đi ngủ
và nói lời tạm biệt với Cindy (hoặc bất cứ người nào trong số bạn bè, trong
gia đình, bất kỳ người thân yêu nào của tôi) – tôi tưởng tượng mình sẽ
không bao giờ gặp lại họ nữa. Tôi hình dung họ có thể chết trong một tai nạn giao
thông, hoặc có thể tôi chết khi đang ngủ.
Không có gì là tàn nhẫn ở đây cả.Tôi chỉ làm thế
bởi vì tôi dạy mình phải đánh giá đúng đắn với bản thân trong thời từng khắc
hiện tại; và đừng bao giờ chờ đợi nhìn thấy lại họ một lần nữa. Đấy là cách mà
tôi sẽ chẳng bao giờ khiến mình phải hối tiếc điều gì.
Chẳng hạn một đêm nọ khi tôi đi ngủ sớm, Cindy
ra ngoài cùng với em gái của cô ấy để trao đổi việc gì đó ở một quán cà phê nào
đó trong khu vực. Tôi nằm dài trên một chiếc giường thoải mái, nhưng ý tưởng này
lại xuất hiện trong tâm trí tôi : “Chuyện gì xảy ra nếu Cindy có một tai nạn
giao thông, hoặc có chuyện khủng khiếp nào đó xảy đến với nàng ? Tôi có sẽ ân
hận vì không nói năng hay làm một điều gì đó?"
Thế là tôi chạy đi, âu yếm Cindy và cố gắng bày
tỏ tất cả tình yêu tôi dành cho nàng. Nàng nhìn tôi lạ lùng và bảo, “Anh làm gì
vậy ?”. Tôi cười nói “Không có gì” – hôn vội lên đầu nàng.
Cảm ơn Chúa; khi tôi thức dậy và Cindy đã trước
mặt, và tôi ngoác miệng ra cười.
Đừng chụp những gì mà người khác trông chờ bạn chụp
Bạn chẳng bao giờ biết được khi nào thì bạn hay
những người thân yêu của bạn ra đi. Vậy, hãy tiếp xúc với họ và chứng tỏ với họ
tình yêu của bạn chừng nào còn có thể. Và không chỉ có vậy; hãy chụp ảnh họ.
Chỉ chụp những gì bạn nghĩ là sẽ trở nên riêng
tư với bạn, thay vì những gì người khác cho đó là một bức ảnh “đẹp”.
Hãy tưởng tượng bạn đã từng sống trong một thế
giới mà ở đó không có mạng truyền thông xã hội, và bạn chỉ chụp những bức ảnh
mà bạn nhìn thấy được. Bạn sẽ tiếp tục chụp những gì ? Bắt đầu chụp những gì,
và sẽ ngưng chụp những gì ?
Đừng biến máy ảnh thành tâm điểm của cuộc đời bạn
Nếu bạn đã từng sống trong một chiếc hộp bé xíu,
và không ai đưa ra những thứ vớ vẩn về các thương hiệu máy ảnh hoặc độ phân
giải bao nhiêu, thì bạn có thực sự quan tâm mình sử dụng loại máy ảnh nào không
?
Tôi cũng đã từng trải qua việc sử dụng mọi loại
máy ảnh thời thượng và đắt tiền như hiện nay. Thật trớ trêu là tôi lại cố kết
với một chiếc Ricoh GR II kỹ thuật số (550$). Sao vậy ? Vì dễ mang theo bên
mình khắp nơi, không sợ bị trấn lột, dễ dàng ngắm và chụp (chế độ tự động P và
ISO 800), không đắt tiền, và chẳng phải “nghĩ ngợi” trước khi chụp một bức ảnh.
Máy ảnh không gây trở ngại cho tôi. Điều đó có
nghĩa là tốt hơn tôi cứ vui hưởng cuộc sống của mình, và máy ảnh chỉ là một bạn
đồng hành, thay vì là tâm điểm chính của cuộc đời tôi.
Tôi đã từng sử dụng chiếc DSLR nặng nề (Canon
5D), và những chiếc máy ảnh (vẫn còn nặng) như Leica M9 + Leica MP. Thực tình
mà nói, máy ảnh của bạn càng lớn, càng nặng, thì càng ít khả năng bạn sử dụng
nó.
Nếu nghĩ như vậy, thì rõ ràng chiếc điện thoại
thông minh là máy ảnh tốt nhất rồi. Bạn luôn mang nó bên mình, do đó, việc “không
mang theo máy ảnh bên mình” chẳng bao giờ trở thành điều phải biện bạch cả.
Anh bạn thân Josh White của tôi mới đây quay sang chụp ảnh (hầu như) chỉ bằng
điện thoại thông minh, và khi anh nghiền ngẫm về tất cả những bức ảnh đã chụp,
thì một số những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của anh đều được chụp bằng điện
thoại. Tại sao ? Đó là chiếc máy ảnh duy nhất anh thường mang theo, và anh
chẳng cần phải nghĩ ngợi gì.
Anh đề cập một điều khiến tôi ám ảnh – nhiều
người nói họ không thích chụp ảnh bằng điện thoại bởi vì ngày nào đó họ phải in
chúng ra. Nhưng Josh bảo, “Thẳng thắn mà nói – bạn sẽ chẳng bao giờ in ra ư
? Tất nhiên là bạn sẽ. Chắc chắn là vậy”. Và thực lòng mà nói; 99% trong số
chúng ta sẽ chẳng bao giờ in các bức ảnh kỹ thuật số của mình ra. Nếu bạn in
ra, thì như vậy thật là tuyệt. Nhưng hãy nói thẳng nói thật; nếu không khi nào
bạn in các bức ảnh của mình ra, thì bạn sẽ chẳng bao giờ bắt đầu (ngay cả khi
bạn mua một máy ảnh kỹ thuật số tầm trung có độ phân giải lên đến hàng tỉ điểm
ảnh).
Tuy nhiên tôi thực lòng động viên bạn nên in các
bức ảnh mình chụp ra – có thể chỉ là những bức khổ 4x6 (inches) rẻ tiền từ
Costco hoặc tiệm thuốc tây nào đó trong vùng. Và việc đó mang lại cho bạn niềm
vui thích khi treo chúng lên tường, và làm quà tặng cho người khác. Nhưng giả
như bạn không định làm như vậy, thì hãy cứ thưởng thức chúng trên điện thoại,
máy ảnh của mình, và chia sẻ với các bạn bè riêng cũng được.
Sao tôi lại không thích dùng điện thoại thông minh ?
Vào cuối ngày tôi thực lòng suy nghĩ – chất
lượng hình ảnh không vừa mắt tôi cho lắm. Tôi thích hình ảnh có chất lượng tốt
hơn từ một chiếc máy ảnh bỏ túi (Ricoh GR II có một cảm biến APS-C kích cỡ
DSLR) và dù gì đi nữa thì chiếc máy ảnh vẫn luôn bên cạnh tôi.
Hơn nữa, tôi trở thành nạn nhân của cái mà
Nassim Taleb gọi là “neomania” (= ám ảnh với cái mới) – tôi chẳng bao giờ thỏa
mãn với các thiết bị kỹ thuật số của mình, và luôn muốn nâng cấp. Thậm chí cả
bây giờ, tôi đang sử dụng một chiếc Samsung Galaxy S6 (miễn phí từ hãng
Samsung), và tôi luôn ganh tị với những người có chiếc iPhone 6S (chức năng
chụp ảnh có vẻ hơi tốt hơn). Và bất cứ khi nào chụp bằng điện thoại của mình,
tôi đều cảm thấy như mình đánh mất cái gì đó. Và tôi cảm thấy khốn khổ, và đột
nhiên muốn bắt đầu nâng cấp. Điều tương tự cũng xảy đến với bất cứ máy tỉnh bảng,
máy tính xách tay, với bất kỳ chiếc xe hơi, hoặc thậm chí với cả máy đọc sách
điện tử nào tôi sử dụng. Nassim Taleb nói rằng đa phần những thứ có “nút
bật/tắt” khiến chúng ta nhanh chóng bất mãn với các thiết bị số, và đột nhiên
chúng ta muốn “nâng cấp” khi chúng ta trở nên mệt mỏi và nhàm chán với những gì
mình đang có.
Điều tuyệt vời nơi máy Ricoh GR II chính là ngay
cả khi là một máy ảnh không hoàn hảo (tự động lấy nét chậm, bộ nhớ đệm không
nhạy), nhưng nó vẫn có nhiều lợi ích (kích thước nhỏ, khả năng có thể lập lệnh
sẵn, chất lượng hình ảnh tuyệt vời, dễ dàng mang theo bất cứ đâu bạn đến). Và
chiếc máy ảnh hiếm khi bị lỗi thời (máy ảnh Ricoh GR trước đây với chiếc Ricoh
GR II mới cũng hoàn toàn tương tự, ngoại trừ GR II có wifi, thứ mà ít nữa đối với
tôi là không mấy hữu dụng).
Đừng so sánh mình với người khác
Chúng ta luôn so sánh mình với người khác. Chúng
ta so mình với những người chụp ảnh khác – cảm thấy như thể máy ảnh của chúng
ta không được hợp thời hoặc đắt giá như của họ, chúng ta cứ ao ước có thêm
người cùng hội cùng thuyền (chí ít thì cũng nhiều như của họ), và mong muốn
mình tài năng như họ.
Nhưng mỗi người đều khác nhau. Bạn có ghen tị
với cầu thủ bóng rổ nhà nghề NBA vì họ sinh ra là cao đến trên 2m; trong khi
bạn chỉ được 1m70 mà thôi không ? Điều đó bạn có kiểm soát được đâu.
Cũng vậy, một số trong chúng ta sinh ra trong
các hoàn cảnh mà mình không thể trở thành nhiếp ảnh gia “giỏi nhất” thế giới.
Có thể chúng ta đang có một nghề nghiệp thấp kém đòi hỏi 90 tiếng làm việc mỗi
tuần, có thể có con nhỏ cần chăm sóc, hoặc có thể bị mù màu, hoặc nữa là có thể
bị hỏng một mắt khiến chúng ta không có được cái nhìn tốt về không gian chiều
sâu. Hoặc có thể bạn đang đã được nuôi dạy trong một gia đình được định hướng
theo nghiệp kỹ thuật khiến cho phải ác cảm với nghệ thuật; từ đó bạn không có
được một kiểu giáo dục nào đó về nghệ thuật hồi còn trẻ.
Bất luận thế nào – chẳng có lý do gì mà phải
ghen tị với những nhiếp ảnh gia khác mà hoàn cảnh sống của họ khác với của bạn.
Giải pháp nào đây ?
Hãy mãn nguyện và hài lòng với cuộc sống mà bạn
đang có.Và cũng hãy cố đạt đến “con người tối đa” của mình trong cuộc đời và
các khả năng về nhiếp ảnh của bạn.
Bạn đã được phú cho một “khả năng tối đa” nào đó
về mặt chụp ảnh và khả năng nghệ thuật của bạn. Thay vì cố đạt tới những gì
người khác đã đạt, thì hãy liệu xem mình có thể đạt được 100% tiềm năng của
mình hay không.
Chẳng hạn, trong môn cử tạ (nâng những quả tạ
nặng), có một giới hạn sinh học trong cách mà một người có thể nâng được. Bất
kể bạn luyện tập nhiều thế nào, ăn bao nhiều thịt bò, hoặc nạp được bao nhiêu
năng lượng cho mình, bạn cũng sẽ chẳng bao giờ có thể nâng được trọng lượng quá
2000 cân Anh (gần 1 tấn). Một con bò đực thì lúc nào cũng khỏe hơn bạn, bất kể
bạn có tập luyện nhiều đến chừng nào (hạn chế của con người là bị giới hạn).
Nhưng hãy nói bạn cao 1m7, nặng 80 kí – đến một
ngày nào đó bạn có thể nâng được quả tạ nặng hai ba trăm kí. Nhưng sau đó, rõ
ràng là bạn sẽ không còn có thể nâng hơn được nữa.
Và một khi bạn có khả năng đạt đến “con người
tối đa” của mình – điều này có thể dẫn đến tình trạng chững lại. Không còn chỗ
để tiến thêm. Những người cử tạ và tập thể hình gọi đó là “plateau” (=chỉ về sự
ngưng trệ, không thể phát triển thêm được nữa) – và không có gì phiền toái hơn
một “plateau”. Cũng vậy trong thế giới doanh nghiệp, người ta gọi đó là “kịch
trần” – một điểm mà ngang đó bạn không thể thu nhập được thêm tiền hoặc lợi ích
gì khác nữa (thường xảy đến với người da màu, các phụ nữ, và thanh niên).
Như vậy, mục tiêu là hãy đạt đến con người tối
đa của mình – nhưng nên biết rằng dù có cố gắng thế nào chăng nữa, bạn cũng
chẳng bao giờ đạt được 100%. Và thực ra thì chẳng khi nào bạn muốn đạt đến 100%
đâu. Nhưng cuộc hành trình cố gắng hòng đạt đến con người tối đa
của mình chính là điều mà bạn ao ước.
Đừng tự định nghĩa mình
Vậy, hãy lột bỏ hết mọi nhãn hiệu trong việc
chụp ảnh của bạn đi. “Nhiếp ảnh đường phố”, “chụp ảnh tư liệu”, “chụp chân
dung”, “chụp đám cưới”, “chụp phong cảnh” – tất cả mọi kiểu chụp ảnh đều là
nhiếp ảnh. Ngay cả “Chụp ảnh riêng tư” cũng là một nhãn hiệu khác mà bạn không
nên gán cho mình. Chỉ việc gọi đó là “nhiếp ảnh”. Hay đúng hơn – đừng gọi đó là
“nhiếp ảnh”. Hãy gọi là “sống tốt” – và chụp những bức ảnh về chính mình sống
tốt.
Do đó, làm ơn đừng có thêm những tranh luận hơn
thua về máy ảnh hoặc ống kính bạn đang sử dụng nữa. Hãy thôi khoe khoang khoác
lác thêm nữa về việc bạn có bao nhiêu người cùng hội cùng thuyền trên mạng xã
hội. Đừng thêm vào những con số nực cười về những bình luận dành cho các bức
hình của bạn hòng hy vọng có thêm những người ủng hộ với mình. Đừng cứ mỗi năm
phút lại “refresh” điện thoại của mình, xem thử có ai vừa mới bình luận hoặc
“like” cho bức ảnh của bạn, hoặc bình luận về nó không.
Hãy “giải độc” hoặc “kiêng” các mạng xã hội – và
hãy xem tâm trí của bạn thanh thản hơn và trở thành người mãn nguyện về chính
mình đến chừng nào.
Tôi không định nói bạn hãy từ bỏ các mạng xã hội
mãi mãi – tôi chỉ cố gắng chia sẻ cách làm thế nào để sử dụng chúng có ý thức hơn mà thôi.
Giống như thực phẩm, cứ ngày nào cũng ăn từ sáng
đến tôi thì sẽ khiến chúng ta bội thực, làm chúng ta trở nên èo uột và bị nhiều
bệnh tật. Tuy nhiên, kiêng ăn uống sẽ làm cho chúng ta gầy bớt đi, mạnh khỏe
hơn, quân bình hơn, ít bị bệnh tật hơn, và hạnh phúc hơn. Nhưng đến một lúc nào
đó bạn cần phải ngưng việc ăn chay của mình và bắt đầu ăn lại.
Vậy hãy xử sự như vậy với các mạng xã hội. Đừng
kiểm tra mạng xã hội của mình từng ngày. Hãy rời xa nó một vài ngày, vài tuần,
vài tháng hoặc một năm – cho dù có chuyện gì xảy ra.
Và khi quay lại, bạn hãy tự hỏi mình “tại sao” lại lên mạng làm gì ? Có phải bạn định
chia sẻ những bức ảnh vì muốn chia sẻ niềm vui và hạnh phúc của mình với thế
giới chăng ? Bạn làm như vậy vì muốn có thêm nhiều người ủng hộ chăng ? hay là
vì cảm thấy bất an hoặc cô đơn ? Hoặc nữa là bạn có điều gì đó thực sự tốt đẹp
để đóng góp cho xã hội ?
Hãy tự hỏi mình những câu hỏi ấy.
Và đồng thời, hãy ôm lấy những người thân yêu
của mình, chụp hình họ, và chụp như thể hôm nay là ngày cuối cùng bạn còn ở
trên thế gian. Hãy nhớ sống tốt là điều quan tâm hàng đầu của chúng ta trong
cuộc sống, còn nhiếp ảnh (và mọi thứ khác nữa) là thứ yếu.
Tạm biệt, tôi tin ở bạn.
Luôn như thế,
Eric"
