Nhiếp ảnh
có nhiều thể loại, khá nhiều: macro, chân dung, tĩnh vật, phong cảnh, đường
phố, đời thường, quảng cáo, phóng sự, báo chí, thời trang, bướm hoa, động vật,…
Và người cầm máy, không kể những người đi theo “nghiệp cầm máy”, những kẻ trót
mê cầm máy, trong quá trình theo đuổi “niềm vui” cũng đều muốn thử qua các thể
loại, nếu có điều kiện.
Cũng giống
như ngành Y với rất nhiều chuyên khoa, để được gọi là Bác sĩ thì phải học những
cái cơ bản, hết tất cả cơ bản, rồi tổng quát tất cả các chuyên khoa để biết,
chứ không thể nói tôi chỉ thích chuyên khoa này, tôi sẽ chỉ làm chuyên khoa
này, mà không biết tí gì về bệnh chuyên khoa khác ra sao,… Học rồi cũng có thời
gian thực hành đủ các chuyên khoa, thích hay không thích cũng đều cần học, biết
và thực hành sơ qua. Những chuyên khoa lớn, cơ bản thì phải thực hành nhiều
hơn, biết nhiều hơn…Sao đó anh mới được “đi đâu, làm gì” tùy anh.
Trong thời
gian học tổng quát đó, ai thích chuyên khoa nào thì dành nhiều thời gian để
học, đọc và thực hành chuyên khoa đó nhiều hơn… và biết đâu lúc đầu không
thích, khi vào thực hành rồi, dần dần lại thích, nhận ra sở trường của mình?
Mà nào phải
chỉ có ngành Y, ngành nghề khác cũng vậy, y như vậy…
Đã cầm máy
thì phải biết qua nhiều thể loại, tìn kiếm cơ hội thực hành, người giúp mình
thực hành (hướng dẫn và mẫu), thực hành nhiều thì mới nâng cao tay nghề, cũng y
như sinh viên y khoa và cả khi làm Bác sĩ rồi cũng vậy, cần người dạy, cần mô
hình để thực tập, cần người bệnh cho mình kinh nghiệm,…
Đó là chưa
kể một khi đã cầm máy, đa số thằng nào cũng “tham lam”, muốn biết được nhiều, làm
(chụp) được nhiều, hơn cả các ngành nghề khác, dù chỉ là kinh doanh chụp ảnh
album hoặc các nhiếp ảnh gia đã có giải thưởng quốc tế, thấy ai chụp được ảnh
nào hay, góc chụp mới, đẹp quá, sáng tạo quá, chủ đề mới…cũng muốn thực hiện
được những tấm hình ấy, rồi làm hơn…
Điều đó
thực ra chẳng có gì là xấu, thấy người khác làm được, mình cũng cố gắng làm
được mà thôi, làm được rồi thôi, đạt được “level” đó rồi, quay lại với thể loại
mình thích, hoặc lại tìm kiếm chủ đề mới, cách thể hiện mới… Cũng là hình thức
tự học, tự thực hành, tự nâng cao, hoàn thiện tay nghề, không thể “đứng ỳ một
chỗ”, tự hài lòng với những điều ít ỏi làm được. Tất nhiên để đạt được, thực
hiện được “level” đó (bộ ảnh đó) thì không thể ngày một ngày hai và thực hành
chỉ vài lần mà được.
Nghệ thuật
mà suốt ngày chỉ đi theo lối mòn mà nhiều người đã đi rồi, mình cũng đã đi rồi
thì gây chán, bản thân chán, người khác cũng chán... Nhưng những “level” cơ bản
ban đầu thì cần phải biết, phải làm qua, làm được, cần người hướng dẫn, cần đi thực
hành nhiều…
Con diều muốn
bay lượn thật đẹp như chúng bạn, luôn cần sợi dây dài kéo nó bay cao lên, cần
một quá trình. Khi bay cao được rồi nó mới bay lượn được mọi hướng thỏa chí…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét