Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2016

Kỹ thuật Dutch Angle

1. Dutch Angle trong nhiếp ảnh là gì?

Dutch Angle hay German Angle là một kĩ thuật trong nhiếp ảnh được hiểu đơn giản là góc nghiêng của máy so với cảnh được chụp.

Khi chụp ảnh ta thường để máy ảnh ở 2 trạng thái dọc (portrait) hoặc ngang (lanscape). Nếu ta xoay máy ảnh lệch đi một góc so với 2 trạng thái này thì đó là trạng thái “Dutch Angle” của máy ảnh.


2. Hiệu ứng của Dutch Angle mang lại

Nếu bạn để ý thì “Dutch Angle” rất hay được sử dụng trong các phim kinh dị hoặc phim hành động, phiêu lưu. Nó thường được sử dụng để làm tăng sự kịch tính, căng thẳng của chủ thể và khung hình, hầu hết đều nghiêng về diễn tả các trạng thái tiêu cực: bạo lực, kinh dị, điên loạn, hỗn loạn… Có thể lên google search hình ảnh “Dutch Angle” hoặc “German Angle”  để kiểm chứng, kết quả trả về hầu hết là trong những phim kinh dị hoặc cảm xúc buồn.

Vì sao “Dutch Angle” lại tạo ra cảm giác căng thẳng cho người xem? Vì mắt và não người vốn quen với sự cân bằng với các trục tự nhiên ( mặt đất, đường chân trời…) còn khi nghiêng máy đi một góc so với các trục đó sự mất cân bằng trong khung hình của bạn bị phá vỡ, khi đó mắt và não phải tự điều chỉnh để tái thiết lập lại sự cân bằng nên dẫn đến cảm giác khó chịu và tạo ra các hiệu ứng mang tính gây căng thẳng cho cảm xúc.

3. Áp dụng Dutch Angle như thế nào?

Đa số những người mới tập chụp ảnh đều mắc phải lỗi là họ hay sử dụng “Dutch Angle” trong những trường hợp không nên. Họ nghĩ sẽ tạo ra một góc ảnh sáng tạo và “art” hơn, nhưng sự lại không phải vậy:


Hình này có làm bạn khó chịu không?

Hoặc hình bên dưới có “art” không, hay là một sự khó chịu cho người xem?



Điều quan trọng khi bạn áp dụng bất kì một  kỹ thuật nào trong nhiếp ảnh là bạn biết hiệu ứng của nó là gì và mục đích của bạn là gì.


Ảnh trên tác giả sử dụng kỹ thuật “Dutch Angle” để tạo cảm giác chông chênh, mất cân bằng khi trên thuyền

4. Dutch Angle trong điện ảnh

“Dutch Angle” là một thuật ngữ được nhắc rất nhiều trong ngành điện ảnh, nhưng với nhiếp ảnh rất ít người nhắc tới, có lẽ vì để nghiêng được hệ thống ống kính và camera quay phim thì phải sử dụng hệ thống khá cồng kềnh, phức tạp. Còn nhiếp ảnh việc nghiêng góc ảnh thực hiện quá dễ dàng, đơn giản quá nên không ai thèm để ý và nhắc tới, và cũng bị lạm dụng quá nhiều

Hãy cùng tìm hiểu xem “Dutch Angle” được áp dụng trong điện ảnh  Đa số là phim kinh dị và hành động để hiểu rõ hiệu ứng nó mang lại nhé, clip do Fandor Keyframe thực hiện:





(lưu lại để học) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét