Thứ Tư, 27 tháng 4, 2022

Cảm xúc từ một bài độc tấu piano

 

Tiếng piano nhẹ nhàng, chậm rãi, thanh thoát,... Tưởng tượng người chơi đàn đang ngồi bên bờ hồ rộng, phẳng lặng, xanh ngát, trong từng cơn gió nhẹ, mát rượi,... Xa xa là ngọn núi cao... 

Tiếng đàn như tiếng lòng u uẩn của người chơi đàn, của người nghe, đang chia xẻ, đang hòa với thiên nhiên, người  chơi cũng như người nghe như tìm thấy sự an ủi, sự cảm thông,...

Từng “giọt đàn” như gieo vào trong lòng sự bình an, thanh thản, “vuốt ve” những tâm hồn đang buồn man mác, ta cảm thấy như được vỗ về, ấm áp...

Lòng như lắng lại, lắng nghe “hơi thở” của thiên nhiên, của sự sống xung quanh, những cành cây, ngọn cỏ đang “reo vui” trong nắng.

Từng “giọt đàn” như đưa người nghe lui về trú ẩn trong góc riêng an bình, thanh tịnh của riêng mình,…


Tiếng piano chậm rãi, du dương,… làm anh ta nhớ lại thuở nhỏ, cậu học sinh đi học về sớm, mở chiếc máy cassette Sony nhỏ của Ba, rồi mỗi ngày lựa một những cuộn cassette nhạc Chopin, Betthoven trong tủ, ngồi nhắm mắt nghe tiếng đàn piano, cái đầu non nớt hình dung ra những cánh đồng cỏ xanh bên đồi, những bông hoa đung đưa theo gió, trong nắng ngập tràn có những cô cậu bé tung tăng chơi đùa,… Hình dung ra bên bờ hồ phẳng lặng xanh biếc, có đôi bạn trẻ ngồi bên nhau lặng ngắm những rặng núi xa xa,… Hình dung ra đêm lạnh co ro một mình bên ly café nóng ở thành phố sương mù, vắng vẻ… Hình ảnh xưa ùa về… cùng những giọt nước mắt nhỏ xíu lặng thầm chảy xuống…

Trước giờ, cứ ngỡ khi đêm xuống, trong màn đêm yên tĩnh, “ngọn đèn tỉnh thức” mới “mở lên”, nhưng giờ đây, “ngọn đèn đó” đã được mở lên khi được nghe những âm điệu nhẹ nhàng của  bài nhạc này trong tiếng đàn piano…  như gặp được bạn cố nhân, tri kỷ.

(Song for Brother | By Ri Jung Hyuk | Crash Landing On You)


Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2022

Minimalism Photography

Minimalism là phong cách ảnh tối giản đã có một chỗ đứng rất đặc biệt trong xã hội hiện đại. Nó ảnh hưởng lên nhiều chủ đề trong cuộc sống như, thời trang, kiến trúc, thiết kế, và cả nhiếp ảnh. Nó thể hiện một tư duy hiện đại: “Less is More”.

Tối Giản – Minimalism xuất hiện trong nghệ thuật Phương Tây từ sau Thế Chiến II, phát triển mạnh mẽ nhất ở Mỹ trong những năm 1960 và đầu những năm 1970. Điểm đặc biệt của những nghệ sĩ theo trường phái này là giản lược tối thiểu từ màu sắc, hình dạng, đường nét đến kết cấu các sáng tác, các thiết kế của mình.

(Photo by Cocu Liu)

Trong nhiếp ảnh, ảnh tối giản (minimalist photography) mọi thứ trông có vẻ đơn điệu, bao gồm một, hai chủ thể chính nổi bật trên phông nền chi tiết giản đơn nhưng chứa đựng những thông điệp hết sức cô đọng và sâu lắng, gợi mở cảm xúc hay sự cô đơn trong chính tâm hồn mỗi người xem. Chủ đề chính của ảnh tối giản có thể là ảnh tĩnh hay ảnh động, người hay vật, màu sắc hay đơn sắc,… 

Nhiếp ảnh tối giản nhấn mạnh vào sự đơn giản trong bố cục và cách kể chuyện với càng ít yếu tố càng tốt. Nó phải đạt được độ dung dị cao nhất và chỉ tập trung vào một đối tượng thay vì khiến người xem choáng ngợp bởi màu mè, chủ thể, hoa văn và chi tiết. Nhiếp ảnh tối giản là phải cho người xem thấy được “đơn giản là tốt nhất”!

Hiện nay, ảnh tối giản không còn quá mới mẻ nhưng mọi người thường nhầm ảnh tối giản là chọn lựa chủ thể ngẫu nhiên đơn điệu trên một phông nền khác biệt (khác màu sắc, chất liệu...) mà không cần ý đồ rõ ràng, không cần hiểu biết về các quy tắc kiến thức nhiếp ảnh cơ bản… Hoàn toàn không phải vậy, nó đòi hỏi nhiều hơn cả thể loại khác. Không dễ để truyền đạt thông tin vào những bức ảnh ít chi tiết, bởi sự đơn giản luôn khó thể hiện nhất. Do đó, để chụp những bức ảnh tối giản cần sự tư duy và trí tưởng tượng của người chụp nhiều hơn việc nắm bắt khoảnh khắc.

Các yếu tố chính của nhiếp ảnh tối giản:

Ảnh tối giản được quyết định bởi 2 phần: chủ thể và nền. Hai phần này có thể tương hỗ, có thể tương phản song luôn luôn làm bức ảnh ấn tượng hơn về bố cục hình khối, mảng miếng và màu sắc.

Mấu chốt là bố cục

Hạn chế lượng yếu tố xuất hiện trong khung hình, bắt đầu từ hậu cảnh giản lược chỉ ngắm một đối tượng duy nhất cho đến việc kết hợp thật ít đường dẫn để định hướng mắt nhìn của người xem. 

Màu sắc sử dụng

Ảnh tối giản khỏa lấp sự thiếu vắng về chủ thể bằng cách tạo sự tương phản mạnh với những màu sắc khác nhau. Các khối màu thuần túy có thể bù trừ hoặc đối lập với chủ thể của bức ảnh. Sử dụng bóng đậm giúp làm bật lên màu sắc của một vật thể, trong khi sử dụng các màu có tính tương hỗ nhau sẽ giúp ảnh của bạn trông thuận mắt hơn. 


Thử nghiệm với texture

Hãy chụp kết cấu của nhiều bề mặt và vật thể khác nhau trong ảnh của bạn bởi chúng sẽ góp phần tăng chiều sâu và cá tính cho bố cục. Ví dụ một bức tường đơn sơ vẫn có thể trở nên thú vị nếu bạn nhấn mạnh vết sơn nứt hoặc bề mặt sần sùi của nó. Chụp một vật thể nhẵn nhụi trên nền texture hoặc ngược lại sẽ tạo ra sự đối lập sắc sảo.

Tận dụng đường nét

Các đường thẳng và hình dạng thường được dùng để thu hút và điều hướng người xem vào bố cục bức ảnh. Kỹ thuật bố cục này có thể làm nổi bật, chia tách hoặc kết nối các yếu số khác trong bức ảnh của bạn với nhau. Các đường thẳng dọc hoặc ngang tạo nên cấu trúc trong ảnh và có thể dùng để hướng mắt người xem vào nơi bạn muốn họ tập trung vào.

Tầm quan trọng của không gian âm

Không gian âm (Negative Space) là một trong những ý tưởng cốt yếu nhất trong nhiếp ảnh tối giản. Ảnh tối giản có xu hướng có nhiều không gian trống hay còn gọi là không gian âm. Không gian âm bao gồm các dải màu hoặc kết cấu thuần túy, chẳng hạn như một dải đại dương rộng lớn hoặc một bãi cỏ. (Và bầu trời trắng tinh khôi là một yếu tố tối giản). 

Một chủ đề chính nhỏ 

Bố cục tối giản giữ cho chủ thể nhỏ trong khung hình để chúng bị thu hẹp bởi không gian âm. Trong trường hợp chủ thể chính không nhỏ trong khung hình, chủ thể phải đặc biệt đơn giản (ví dụ: một vài vệt sơn trên tường).

Hạn chế tối đa sự lộn xộn 

Chủ nghĩa tối giản nhấn mạnh sự đơn giản và các bức ảnh tối giản có xu hướng lấy chủ thể chính, nhiều không gian trống và không có gì khác. Cần tinh chỉnh cẩn thận các bố cục cho đến khi không tồn tại các yếu tố phụ - chẳng hạn như cột điện hoặc đường dây điện thoại trong nền - tồn tại. Bạn càng có thể loại bỏ nhiều thứ lộn xộn khỏi ảnh của mình, chúng sẽ càng tối giản.

(Photo by Tacettin Teymur)

Sáng tạo

Tìm kiếm, thử nghiệm các góc nhìn sáng tạo khác nhau cùng một chủ thể sẽ mang lại cho ta những điều bất ngờ thú vị (chẳng phải trong giáo dục hiện nay, tư duy phản biện luôn được khuyến khích đó sao?)

Không những thế, khi bạn đã nắm vững cách chụp ảnh tối giản đẹp, bạn cũng sẽ phát triển được mắt nhìn ra vẻ đẹp từ trong những thứ đơn giản nhất. Luôn giữ con mắt sáng tạo này mỗi khi bạn nhìn thế giới xung quanh mỗi ngày. 

(nguồn: Adorama, Digital Photography School)



Thứ Ba, 12 tháng 4, 2022

Do photos really tell stories?

Thành thật mà nói, trước đây bản thân từng rất thích câu “Every picture tells a story” nổi tiếng (khởi nguồn từ tên allbum nhạc của Rod Stewart, 1971). Câu này cũng là một trong những nguồn cảm hứng đưa mình đến với nhiếp ảnh, với sở thích về nhiếp ảnh đời thường, street life và ảnh phóng sự, từng là điều cố gắng cho mỗi bức ảnh chụp.

Thế nhưng, nhiếp ảnh gia Dave Bottom với bài viết “Do photos really tell stories?” đăng trên chuyên trang nhiếp ảnh PetaPixel đã đưa ra một sự thật khác, một cái nhìn khác, một quan điểm, tư duy phản biện khá hay. Ông đã đưa ra những phân tích, dẫn chứng bằng một hình street life mà ông đã chụp được và 3 bức hình nổi tiếng khác trong lịch sử thế giới. Đúng là sự thật câu chuyện đằng sau bức ảnh là hoàn toàn khác (thậm chí có bức ảnh còn dẫn đến bi kịch cho người trong hình, mà sau này người chụp mới được biết và đã ân hận suốt quãng đời còn lại)  


Bài viết mang tính “mở” rất hay này đã tạo nên cuộc tranh luận không nhỏ, không chỉ dừng lại ở hành loạt comments, replies dưới bài viết mà còn lan sang một số diễn đàn nhiếp ảnh quốc tế khác. Tranh luận đúng & sai, đẹp & xấu trong nghệ thuật là “một cuộc chiến” khó có hồi kết.

Nhưng qua đó, điều rõ ràng là người xem ảnh cần hiểu: “Câu chuyện” được “truyền tải” từ bức ảnh chỉ là kết quả tương tác giữa kỹ năng nhiếp ảnh. “con mắt” của người chụp, hay một câu chú thích ngắn mang tính “điều hướng”, với sự cảm nhận, thế giới quan, hiểu biết của người xem (vì thế mà ai đó đã nói: “Bạn tin quá nhiều vì bạn biết quá ít”, hiểu biết hạn hẹp, chủ quan thì càng dễ bị truyền thông, báo chí của một phía “dắt mũi”) 

Nội dung một bức ảnh vẫn có thể bị hiểu lầm, bị diễn giải sai, tùy góc nhìn của người xem, như là bức ảnh “Cô gái hay bà phù thủy” nổi tiếng, hay được đưa ra khi giảng dạy môn Chẩn đoán hình ảnh trong y khoa:



Câu chuyện thực sự là một “dòng chảy”, và hình ảnh chỉ là “nhặt một chiếc lá trên dòng chảy” đó mà thôi!

Và lời khuyên của tác giả Dave Bottom: “Bạn phải cẩn thận khi muốn bức ảnh mình “kể” một câu chuyện nào đó. Không thể tùy tiện được”.

Vậy nên, câu nói “Every picture tells a story” có thể vẫn giữ nguyên (cho khỏi tranh cãi), nhưng có lẽ cần thêm hàng thứ hai: “Does it tell the true story? Well, that’s a different thing!” 




Thứ Ba, 5 tháng 4, 2022

The Secret to Finding the Hero Angle in Food Photography

 by Rachel Korinek

When you’re doing a food photography shoot, put the following into practice:

1. Thinking about whether your dish falls into the tall or flat category.

2. Are there layers in your dish, or through your use of props on set?

3. For tall foods, especially those with layers, explore angles between straight on and 45 degrees.

4. For flat foods, explore angles between overhead and 75 degrees.

5. Take a few shots with different angles outside the recommended ones above, and look for the OK, better, hero shots.





(by Rachel Korinek)

(keep here to learn)