1 - Một chiếc máy ảnh "xịn" không thể làm nên một
kiệt tác trừ khi nó được sử dụng bởi một nhiếp ảnh gia thực thụ.
2 - Những người mới bắt đầu chụp ảnh vẫn có thể tạo ra những bức ảnh đẹp nếu họ có cố gắng học hỏi, trao dồi kỹ thuật.
3 - Hãy đọc đi đọc lại hướng dẫn sử dụng máy ảnh. Hầu hết các câu trả lời cho những thắc mắc của bạn khi mới sử dụng máy đều nằm trong đó.
4 - Hãy chụp những gì bạn biết hoặc quan tâm.
5 - Đừng cố gắng học mọi thứ cùng lúc. Bạn không cần thiết phải trở thành một chuyên gia ở tất cả các lĩnh vực chụp hình, hậu kỳ và in ấn chỉ trong một thời gian ngắn.
2 - Những người mới bắt đầu chụp ảnh vẫn có thể tạo ra những bức ảnh đẹp nếu họ có cố gắng học hỏi, trao dồi kỹ thuật.
3 - Hãy đọc đi đọc lại hướng dẫn sử dụng máy ảnh. Hầu hết các câu trả lời cho những thắc mắc của bạn khi mới sử dụng máy đều nằm trong đó.
4 - Hãy chụp những gì bạn biết hoặc quan tâm.
5 - Đừng cố gắng học mọi thứ cùng lúc. Bạn không cần thiết phải trở thành một chuyên gia ở tất cả các lĩnh vực chụp hình, hậu kỳ và in ấn chỉ trong một thời gian ngắn.
6 - Nếu bạn mới sử dụng máy ảnh chưa đầy 1 năm, đừng quá bận tâm vào việc tạo dựng bộ sưu tập ảnh cả nhân thật ấn tượng cho riêng mình. Khi có nhiều kinh nghiệm hơn, bạn sẽ có thêm những bức ảnh đẹp.
7 - Đừng bó buộc mình vào những khuôn khổ cứng nhắc của cái gọi là "quy trình" chụp ảnh. Hãy dành phần lớn thời gian để quan sát, tìm hiểu ánh sáng và tìm cách cải thiện chất lượng tấm hình của mình.
8 - Hãy học hỏi từ những tác phẩm nghệ thuật, các nhiếp ảnh gia nổi tiếng thay vì chạy theo trào lưu của những bức hình được nhiều "Like" trên Facebook.
9 - Việc định nghĩa thế nào là một bức ảnh đẹp phần lớn phụ thuộc vào cảm nhận của mỗi người. Do đó, sẽ có những người thích và cả những người không thích ảnh của bạn.
10 - 10 ngàn tấm hình đầu tiên bạn chụp sẽ là những tấm hình tệ nhất; vì vậy, đừng nản chí nếu như thời gian này bạn cảm thấy ảnh của mình chưa được như ý.
(sưu tầm)
Ghi lại để lưu giữ và cũng để tự răn mình.